IT004.L19-Cơ Sở Dữ Liệu
Học kỳ 1 Năm 2 Năm học 2020-2021
Giảng Viên:
- Huỳnh Hồ Thị Mộng Trinh
- Nguyễn Minh Nghĩa
- SQL là ngôn ngữ chuẩn để truy vấn và thao tác trên CSDL quan hệ, là ngôn ngữ phi thủ tục. Khởi nguồn của SQL là SEQUEL (Structured English Query Language, năm 1974)
- Dữ liệu (Data) là những sự kiện, khái niệm, số liệu được lưu trữ tùy theo mục đích sử dụng. Dữ liệu được mô tả dưới nhiều hình thức: ký tự, hình ảnh, âm thanh,...
- Cơ sở dữ liệu (Database) là một hệ thống các dữ liệu có cấu trúc, được lưu trữ trên các thiết bị lưu trữ nhằm thỏa mãn yêu cầu khai thác thông tin đồng thời của nhiều người sử dụng hay nhiều chương trình ứng dụng với những mục đích khác nhau.
- Ưu điểm:
- Giảm trùng lắp dữ liệu xuống mức thấp nhất, đảm bảo tính nhất quán và toàn vẹn dữ liệu.
- Đảm bảo dữ liệu được truy xuất theo nhiều cách khác nhau.
- Khả năng chia sẻ thông tin cho nhiều người, nhiều ứng dụng khác nhau.
-
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS - DataBase Management System) là hệ thống các phần mềm hỗ trợ tích cực cho các nhà phân tích, thiết kế và khai thác CSDL.
-
Các DBMS thông dụng: Visual FoxPro, Microsoft Access, SQL Server, Db2, Oracle,... hầu hết các DBMS hiện nay đều dựa trên mô hình quan hệ.
-
Một DBMS phải có:
- Ngôn ngữ giao tiếp giữa người sử dụng và CSDL
- Từ điển dữ liệu (Data Dictionary)
- Có biện pháp bảo mật khi có yêu cầu
- Cơ chế giải quyết tranh chấp dữ liệu
- Có cơ chế sao lưu (backup), phục hồi (restore)
- Đảm bảo tính độc lập giữa dữ liệu và chương trình
-
Ngôn ngữ giao tiếp:
- Ngôn ngữ mô tả dữ liệu (DDL – Data Definition Language): cho phép khai báo cấu trúc CSDL, các mối liên hệ của dữ liệu, các quy định, ràng buộc dữ liệu.
- Ngôn ngữ thao tác dữ liệu (DML – Data Manipulation Language): cho phép thực hiện thao tác thêm, xóa, sửa dữ liệu.
- Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc (SQL – Structured Query Language): cho phép người khai thác sử dụng để truy vấn thông tin cần thiết.
- Ngôn ngữ quản lý dữ liệu (DCL – Data Control Language) cho phép thay đổi cấu trúc bảng, khai báo bảo mật, cấp quyền cho người sử dụng.
Phạm Đức Thể
Thể ~/~